Ngày 27/7/2016, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông ban hành Quyết định số 537/QĐ-SNN, về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Nung. Cụ thể
1. Chức năng
Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Nung là đơn vị sự nghiệp, trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đăk Nông; có chức năng bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và các giá trị văn hoá, lịch sử, cảnh quan; duy trì tác dụng phòng hộ của rừng trong vùng dự án; tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ môi trường sinh thái; giáo dục môi trường theo quy hoạch và pháp luật.
Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Nung có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được cấp kinh phí để hoạt động, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và tại Ngân hàng theo quy định của pháp luật.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn:
Thứ nhất: Quản lý, bảo vệ, bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, các loài sinh vật đặc hữu; phục hồi tài nguyên và cảnh quan thiên nhiên:
a) Lập Quy hoạch, kế hoạch bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên, các loài sinh vật đặc hữu; phục hồi tài nguyên và cảnh quan thiên nhiên dài hạn, 5 năm và hàng năm;
b) Bảo vệ, bảo tồn, phát triển bền vững vốn rừng; các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sinh vật, nguồn nước và các nhân tố thiên nhiên khác;
c) Phòng cháy, chữa cháy rừng; phòng trừ dịch bệnh và sinh vật ngoại lai xâm hại; ngăn chặn xử lý kịp thời các hành vi xâm hại rừng, môi trường cảnh quan;
d) Phục hồi rừng và các hệ sinh thái, các loài động, thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng; bảo tồn tính đa dạng sinh học; bảo tồn giá trị các hệ động, thực vật điển hình của khu vực được giao;
đ) Tham gia xây dựng dự án và tổ chức thực hiện các hoạt động thu hút cộng đồng tham gia quản lý, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân vùng đệm theo mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững;
Thứ hai: Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế:
a) Tổ chức nghiên cứu khoa học về bảo vệ, bảo tồn, phát triển động, thực vật rừng, đa dạng sinh học, đặc biệt là đối với các loài động, thực vật quý, hiếm đặc hữu, nguy cấp;
b) Tổ chức các dịch vụ nghiên cứu khoa học, học tập tại Khu Bảo tồn;
c) Xây dựng chương trình, kế hoạch, đề tài nghiên cứu khoa học; tổ chức triển khai thực hiện sau khi được duyệt;
d) Sưu tập, nuôi trồng thực nghiệm, bảo tồn nguồn gen các loài động, thực vật quý hiếm;
đ) Xây dựng chương trình, dự án hợp tác quốc tế về quản lý, bảo vệ, bảo tồn, phát triển tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học; tổ chức các hoạt động hợp tác quốc tế sau khi được duyệt;
e) Nghiên cứu xây dựng các mô hình lâm nghiệp trang trại, mô hình khuyến lâm, nông, ngư ở vùng đệm, mô hình làng du lịch, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật cho nhân dân trong vùng đệm.
Thứ ba: Tổ chức dịch vụ môi trường và tạo các nguồn thu khác:
a) Xây dựng quy hoạch, dự án phát triển dịch vụ môi trường, du lịch sinh thái của khu bảo tồn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện. Tạo nguồn thu từ du lịch để đầu tư thêm cho công tác quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát triển rừng;
b) Tổ chức liên doanh, liên kết, cho thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái theo quy hoạch và quy định hiện hành; hướng dẫn, kiểm tra và giám sát các hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái của các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng đã ký kết;
c) Tuyên truyền, giáo dục môi trường để nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên, môi trường cho khách du lịch và cộng đồng; thực hiện các hoạt động quảng bá, tiếp thị để thu hút khách du lịch;
d) Xây dựng các dự án nuôi, trồng động, thực vật có nguồn gốc hoang dã; khai thác tài nguyên rừng theo quy chế quản lý rừng và quy định của pháp luật để tạo nguồn thu đầu tư thêm cho công tác quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát triển rừng.
Thứ tư: Trình Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT và cấp có thẩm quyền các chương trình, dự án đầu tư; là chủ đầu tư các dự án theo quy định hiện hành của nhà nước.
Thứ năm: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn trong Khu bảo tồn và vùng đệm.
Thứ sáu: Quản lý tài chính, tài sản được giao; thực hiện các quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo phân bổ dự toán được giao; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng; cải cách hành chính theo quy định của Nhà nước.
Thứ bảy: Quản lý bộ máy tổ chức; cán bộ, công chức, viên chức; chế độ tiền lương; thi đua, khen thưởng, kỷ luật theo phân cấp của UBND tỉnh và các quy định hiện hành của Nhà nước.
Thứ tám: Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công, phân cấp của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Nông.
3. Tổ chức bộ máy.
3.1. Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Nung có Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc.
Giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Nung chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, trước pháp luật về các hoạt động của Khu bảo tồn.
Phó Giám đốc giúp Giám đốc theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Khu bảo tồn, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung kiêm Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung. Riêng Phó Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung có thể kiêm Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Giám đốc kiêm Hạt trưởng, Phó Giám đốc Khu bảo tồn thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh.
3.2. Cơ cấu tổ chức của Khu bảo tồn gồm:
a) Hạt Kiểm lâm;
b) Phòng Kế hoạch, Tài chính;
c) Phòng Khoa học và hợp tác quốc tế;
d) Phòng Tổ chức, Hành chính;
đ) Trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái và giáo dục môi trường.
Các Phòng (Trung tâm) có Trưởng phòng (Giám đốc trung tâm) và không quá 02 Phó phòng (Phó giám đốc Trung tâm).
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Trưởng phòng, Phó trưởng phòng; Giám đốc Trung tâm, Phó giám đốc Trung tâm thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh.
4. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hạt Kiểm lâm thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Nung:
4.1. Chức năng:
a) Hạt Kiểm lâm Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Nung là đơn vị hành chính trực thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Nung; có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên quản lý, bảo vệ rừng và bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Nung. Chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của Giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về mặt chuyên môn, nghiệp vụ của Chi cục Kiểm lâm;
b) Hạt Kiểm lâm thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên được hưởng kinh phí từ ngân sách, có con dấu riêng để thừa hành nhiệm vụ và giao dịch theo quy định của pháp luật.
4.2. Nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Tổ chức bảo vệ tại nguyên rừng, chống chặt phá rừng; thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng; phòng, trừ sâu bệnh hại rừng;
b) Kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về rừng theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng;
d) Tổ chức, chỉ đạo, quản lý các trạm Kiểm lâm của Khu bảo tồn;
đ) Tổ chức tuần tra, truy quét các tổ chức, cá nhân có hành vi phá hoại rừng, khai thác, tàng trữ, mua bán, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật rừng trái phép trên địa bàn. Phối hợp với đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng, Hạt Kiểm lâm huyện, thị xã sở tại tham mưu cho UBND huyện, thị xã huy động lực lượng vũ trang; lực lượng, phương tiện khác của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn để chữa cháy rừng, phòng, chống phá rừng trái phép;
e) Quản lý tổ chức, biên chế, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đại ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức của đơn vị theo quy định của pháp luật;
g) Chịu sự chỉ đạo, điều hành, chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và thực hiện các nhiệm vụ xây dựng, phát triển rừng và các nhiệm vụ khác trong phạp vi Khu bảo tồn do Giám đốc Khu bảo tồn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT giao.
Hạt Kiểm lâm Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung có Hạt trưởng và không quá 02 Phó hạt trưởng
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Hạt trưởng, Phó hạt trưởng; Trưởng phòng, Phó trưởng phòng; Trạm trưởng, Phó trạm trưởng Trạm Kiểm lâm cửa rừng; Tổ trưởng, Tổ phó Tổ kiểm lâm cơ động phòng cháy và chữa cháy rừng thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh.